Tranh đấu chống nạn phân biệt chủng tộc Martin_Luther_King

Khi Tu chính án thứ Mười ba của Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua năm 1865, tất cả nô lệ da đen được tự do. Trong thời kỳ Tái thiết, người Mỹ gốc Phi ở miền Nam giành được quyền bầu cử và nắm giữ các chức vụ công, cũng như hưởng được một số quyền dân sự mà trước đây họ bị khước từ. Thế nhưng, khi Thời kỳ Tái thiết chấm dứt vào năm 1877, giới chủ đất miền Nam áp đặt một thể chế mới nhằm tước bỏ quyền công dân của người da đen và theo đuổi chủ trương phân biệt chủng tộc, từ đó bùng phát làn sóng khủng bố và áp bức, thể hiện qua các hình thức như xử tử bởi đám đông bạo hành mà không cần xét xử (lynching) và bạo hành trong đêm.

Trong thập niên cuối của thế kỷ 19 ở Hoa Kỳ, các luật lệ kỳ thị và các cuộc bạo hành chủng tộc nhắm vào người Mỹ gốc Phi bắt đầu nở rộ. Giới cầm quyền được bầu cử, bổ nhiệm hoặc tuyển dụng bởi công dân da trắng khởi sự ban hành hoặc đỡ đầu các biện pháp kỳ thị, nhất là ở các tiểu bang Texas, Louisiana, Mississippi, Alabama, Georgia, Florida, Nam Carolina, Bắc Carolina, Virginia, Arkansas, Tennessee, OklahomaKansas. Có bốn đạo luật kỳ thị hoặc cho phép kỳ thị chống lại người Mỹ gốc Phi được tán thành bởi phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ trong vụ án Plessy v. Ferguson năm 1896 – cho phép chính quyền địa phương áp chế hoặc tước bỏ quyền bầu cử của người da đen tại các tiểu bang, khước từ các quyền của người da đen, công nhận việc phân biệt đối xử với người da đen tại các cơ sở giáo dục công lập, bệnh viện, giao thông và tuyển dụng việc làm, bao che các hành vi bạo lực cá nhân hay tập thể nhắm vào người da đen. Mặc dù sự kỳ thị hiện hữu trên toàn quốc, hệ thống phân biệt chủng tộc trong các lĩnh vực luật pháp, kinh tế, xã hội và các chuỗi bạo động chống lại người Mỹ gốc Phi ở các tiểu bang miền nam được biết đến nhiều nhất dưới tên "Đạo luật Jim Crow". Luật Jim Crow công khai xác nhận sự phân biệt chủng tộc ở các trường công, cấm hoặc hạn chế người da đen vào nhiều khu vực công cộng như quán ăn, trường học, công viên và khách sạn; phủ nhận quyền của phần lớn người da đen được đi bầu cử bằng việc đánh các loại thuế thân và thực hiện các cuộc kiểm tra tình trạng biết đọc biết viết một cách tùy tiện. Cho tới đầu thập niên 1960, người da đen ở Mỹ vẫn tiếp tục phải chịu đựng các luật lệ này.

Năm 1954, King nhận chức mục sư (pastor) Nhà thờ Baptist đại lộ Dexter, tại Montgomery, Alabama. Giáo đoàn qui tụ giới giàu có, trí thức và những người có nhiều ảnh hưởng trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi, nên khi bùng nổ cao trào tẩy chay xe buýt - đột ngột khởi phát sau khi một phụ nữ da đen, Rosa Parks, bị bắt giữ vì từ chối nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho một người đàn ông da trắng theo quy định của "Luật Jim Crow"[9] – King được xem là một trong số những người thủ lĩnh giữ vai trò lãnh đạo cuộc tẩy chay. Ngày 30 tháng 1 năm 1956, nhà riêng của King bị đánh bom,[10] một đám đông giận dữ tụ tập trên con đường trước ngôi nhà, tự vũ trang với dao, súng, gậy gộc, đá và chai lọ. Song King nói với họ,

Đừng hốt hoảng, đừng làm bất kỳ điều gì trong sự giận hoảng! Ai có vũ khí, xin hãy đem về, ai không có vũ khí, xin đừng sử dụng chúng. Chúng ta không thể giải quyết vấn nạn này bằng những vụ bạo động trả đũa... Chúng ta phải yêu thương những người anh em da trắng bất kể họ đã làm gì đối với chúng ta. Chúng ta phải hành động để họ biết rằng chúng ta yêu họ. Giáo huấn của Chúa Giê-xu vẫn còn vang vọng đến hôm nay: "Hãy yêu kẻ thù mình, chúc phước cho kẻ rủa mình, và cầu nguyện cho kẻ sỉ nhục mình."[11] Đó là điều chúng ta phải làm. Chúng ta phải lấy tình yêu mà đáp trả lòng thù hận.[12]

Nhà thờ Baptist Đại lộ Dexter, năm 1978 đổi tên thành Nhà thờ Baptist Đại lộ Dexter Tưởng niệm King

Cuộc tẩy chay kéo dài 385 ngày.[13] Trong khi cuộc tẩy chay đang tiến triển, King bị bắt giam[14] cho đến khi phán quyết của Tòa án Liên bang cấp Quận ra lệnh chấm dứt các hành vi phân biệt chủng tộc trên mạng lưới xe buýt ở Montgomery.[15]

Sau cuộc tẩy chay, King tích cực hoạt động cho kế hoạch thành lập Hội nghị Lãnh đạo Cơ Đốc miền Nam (SCLC) năm 1957, với mục đích thiết lập một bộ khung cho tiến trình kiến tạo một thẩm quyền tinh thần, cũng như tổ chức mạng lưới các nhà thờ của người da đen vào Phong trào Phản kháng Bất bạo động nhằm tranh đấu cho sự bình đẳng trong quyền dân sự.[16] King tiếp tục duy trì ảnh hưởng của mình trong tổ chức này cho đến khi ông mất. Nguyên tắc bất bạo động của Hiệp hội bị chỉ trích bởi những người trẻ tuổi cực đoan và bị thách thức bởi Ủy ban Hợp tác Bất bạo động Sinh viên (SNCC), lúc ấy dưới quyền lãnh đạo của James Foreman.

Thành viên của SCLC phần lớn đến từ những cộng đồng da đen có liên hệ với các nhà thờ Baptist. King theo đuổi triết lý bất phục tùng dân sự theo phương pháp bất bạo động được sử dụng thành công tại Ấn Độ bởi Mohandas Gandhi,[17] ông ứng dụng triết lý này vào các cuộc phảng kháng được tổ chức bởi SCLC.

King nhận ra rằng các cuộc phản kháng bất bạo động có tổ chức nhằm chống lại hệ thống kỳ thị tại các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ, được biết với tên "Luật Jim Crow", sẽ thu hút sự chú ý rộng rãi của các phương tiện truyền thông. Họ sẽ tìm đến để tường thuật cuộc đấu tranh giành sự bình đẳng và quyền bầu cử cho người da đen. Thật vậy, những bài viết trên các mặt báo cùng những thước phim được chiếu trên truyền hình về cuộc sống thường nhật của người da đen miền Nam, đầy ắp sỉ nhục và luôn bị tước đoạt, cũng như tình trạng bạo động cùng những hành vi quấy nhiễu và ngược đãi do người kỳ thị gây ra cho người biểu tình, dấy lên một làn sóng đồng cảm lan tỏa rộng khắp, là nhân tố quyết định đem Phong trào Dân quyền Mỹ vào điểm tập chú của công luận để trở thành một trong những điểm nóng của nền chính trị Hoa Kỳ trong những năm đầu của thập niên 1960.[18][19]

Rosa Parks và King, 1955

King tổ chức và dẫn đầu các cuộc biểu tình tranh đấu cho người da đen quyền bầu cử, quyền được đối xử bình đẳng và các quyền dân sự căn bản khác.[20] Những quyền này đã được ghi trong luật pháp Hoa Kỳ khi Luật về Quyền Dân sự được thông qua năm 1964Luật về Quyền Bầu cử được thông qua năm 1965.[21][22]

Do có những quyết định chính xác khi chọn phương pháp và địa điểm để tổ chức các cuộc phản kháng cùng chiến lược phối hợp tốt, King và SCLC đã ứng dụng thành công các nguyên tắc bất bạo động. Tuy nhiên, đôi khi các cuộc đối đầu lại biến thành những vụ bạo động[23] như những diễn biến xảy ra cho phong trào phản kháng tại Albany từ năm 1961 đến 1962, khi sự chia rẽ bên trong cộng đồng người da đen cùng đối sách cứng rắn và khôn khéo của chính quyền địa phương đã vô hiệu hóa mọi nỗ lực từ phong trào.[24] Điều tương tự cũng xảy ra cho phong trào tại Birmingham vào mùa hè năm 1963,[25] và tại St. Augustine, Florida năm 1964.[26]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Martin_Luther_King //nla.gov.au/anbd.aut-an35116159 http://manhattan.about.com/od/famousnewyorkers/a/m... http://usliberals.about.com/od/patriotactcivilrigh... http://www.africanaonline.com/civil_rights.htm http://www.americanrhetoric.com/speeches/Ihaveadre... http://www.americanrhetoric.com/speeches/PDFFiles/... http://www.cbsnews.com/stories/1998/04/23/national... http://www.cnn.com/2003/US/03/10/sprj.80.1955.park... http://www.famousplagiarists.com/theologyandreligi... http://www.groupm35.com/fernandez/cdte/